Loyalty marketing đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc định hình sự thành công của nhiều doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào loyalty marketing có thể đóng góp vào việc tạo ra những con số ấn tượng như vậy? Cùng khám phá các vai trò chính của loyalty marketing trong chiến lược kinh doanh.
Theo một nghiên cứu của Công ty Statista: vào năm 2022, mỗi người tiêu dùng ở Mỹ tham gia trung bình hơn 16 chương trình khách hàng thân thiết và thường xuyên sử dụng khoảng một nửa trong số đó. Thị trường toàn cầu về “lòng trung thành của khách hàng” trị giá hàng tỷ $, dự báo sẽ bùng nổ lên khoảng 24 tỷ $ vào cuối năm 2028.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những lợi ích rõ ràng của Loyalty Marketing với doanh nghiệp, cụ thể là:
1. Tăng giá trị giao dịch

Mục tiêu chính của các chương trình loyalty marketing là gia tăng tỷ lệ “giữ chân” khách hàng thông qua cách tạo cho họ động cơ vững chắc để mua lại hàng hóa từ doanh nghiệp và thiết lập thói quen mua hàng trung thành. Bởi lẽ, trong kinh doanh, việc thu hút khách hàng mới quan trọng nhưng việc giữ chân khách hàng cũ còn quan trọng hơn nhiều.
Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả khi tăng tỷ lệ “giữ chân” khách hàng trung thành cũng đồng nghĩa giá trị giao dịch hàng hóa tăng từ 12 – 15%.
- Theo nghiên cứu từ In Moment, những khách hàng trung thành thường mua sắm nhiều hơn 67% so với những người mới mua hàng
- Đồng quan điểm ủng hộ, một nghiên cứu của McKinsey đã phát hiện ra rằng khi triển khai các chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả, khách hàng có thể sẵn sàng tăng mức chi tiêu của họ với thương hiệu lên từ 30 – 60%.
- Cũng trong nghiên cứu dựa trên tệp khách hàng của mình, Annex Cloud đã đưa ra kết quả khi một chương trình khách hàng thân thiết được triển khai hiệu quả như sau:
– Khách hàng trung thành chi tiêu trung bình từ 5 – 20% so với nhóm còn lại. Điều này không chỉ giúp bù đắp chi phí cho các chương trình khách hàng trung thành mà còn tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
– Một doanh nghiệp chỉ giữ được 60% khách hàng sẽ mất đi từ 3 – 4 lần số khách hàng so với doanh nghiệp giữ được 80% khách hàng.
2. Loyalty Marketing giúp gia tăng lợi nhuận

Trong kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tăng doanh số và lợi nhuận. Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này là áp dụng loyalty marketing. Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các con số chứng minh như sau:
- Theo Frederick Reichheld của Bain & Company: “Việc tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trung thành lên 5% có thể dẫn đến mức tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%”.
- Theo Rosetta Consulting, những người mua hàng trung thành thường chọn mua các sản phẩm hoặc dịch vụ ở phân khúc cao hơn của thương hiệu. Họ có thể mua đến 30% sản phẩm cao cấp so với những người không trung thành với thương hiệu.
- Còn theo Annex Cloud – một công ty chuyên về thực hiện tư vấn chiến lược các giải pháp loyalty marketing đã dựa trên số liệu từ chính khách hàng của mình đã chỉ ra rằng: các chương trình tặng quà, điểm thưởng trực tuyến, được triển khai hiệu quả… giúp tăng tổng doanh thu lên từ 5 – 10%.
Lẽ dĩ nhiên khi khách hàng cảm thấy họ được coi trọng và có mối quan hệ thân thiết với thương hiệu, họ có xu hướng mua hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng mà còn cải thiện lợi nhuận tổng thể cho doanh nghiệp.
3. Tiết kiệm chi phí Marketing nhờ “giữ chân” khách hàng hiện tại

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đối với mỗi doanh nghiệp chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ giữ chân khách hàng đã có thể dẫn đến kết quả lớn. Vì vậy, việc “giữ chân” khách hàng là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tăng giảm đúng chỗ: tăng doanh thu, giảm chi phí marketing.
Theo một báo cáo, chi phí để thu hút khách hàng mới gấp 5 lần so với việc bán hàng cho khách hàng hiện tại.
4. Gia tăng khách hàng mới nhờ Marketing truyền miệng

Khách hàng trung thành còn đóng vai trò là các “đại sứ” không chính thức giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến người thân và bạn bè.
Một nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra rằng 92% người tiêu dùng tin tưởng lời khuyên từ người thân và bạn bè hơn bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác.Thông thường với nhóm khách hàng mới này, nếu có sự giới thiệu thì có thể rút ngắn chu kì bán hàng, tăng tỷ lệ mua hàng thành công.
Theo Fotunly, khi một doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng 7% trong brand loyalty, giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) có thể tăng lên đến 85%
5. Có được cơ sở dữ liệu khách hàng chi tiết và đa chiều

Loyalty marketing còn giúp cải thiện thông tin phản hồi từ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt ý kiến và phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, hay chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng trung thành thường rất sẵn lòng chia sẻ ý kiến và góp ý để cải thiện sản phẩm/dịch vụ. Mỗi thông tin mà họ phản hồi rất hữu ích và chi tiết, giúp doanh nghiệp hiểu hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó điều chỉnh và cải tiến sản phẩm/dịch vụ để phù hợp hơn.
- Theo nghiên cứu từ BIA/Kelsey: 61% khách hàng trung thành cho biết họ sẽ “rất có khả năng” đánh giá một doanh nghiệp nếu họ được yêu cầu. Doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản, nếu bạn có các chương trình dành cho khách hàng trung thành, bạn có thể kích thích sự tham gia và phản hồi từ khách hàng của mình, thu thập thông tin quý giá để cải thiện tình hình kinh doanh.
- Theo LoyaltyLion, các chương trình khách hàng thân thiết cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin dữ liệu khá chi tiết về khách hàng. Đây là cơ sở dữ liệu cho phép doanh nghiệp nâng cấp trải nghiệm mua sắm vượt trội, cá nhân hóa hơn. Khoảng 65% khách hàng cho biết họ có động lực mua hàng khi nhận được các ưu đãi cá nhân hóa. Khoảng 61% khách hàng cũng nói như vậy với các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa.
Với những phản hồi từ khách hàng trung thành, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện những vấn đề tồn tại, những điểm yếu trong dịch vụ, sản phẩm hoặc chính sách kinh doanh, từ đó tìm ra giải pháp kịp thời, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
6. Củng cố và tạo ra môi trường kinh doanh bền vững

Tạo ra môi trường cạnh tranh bền vững là một trong những vai trò quan trọng của loyalty marketing. Trong một thị trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh, việc nắm giữ và tăng cường sự trung thành của khách hàng đóng vai trò cốt lõi trong việc củng cố vị thế của một doanh nghiệp.
Theo Nghiên cứu của Gartner: 80% doanh thu tương lai của một doanh nghiệp sẽ đến từ khoảng 20% khách hàng hiện tại. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại, giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, loyalty marketing còn giúp doanh nghiệp tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với một chương trình khách hàng trung thành hiệu quả, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và tạo ra một vị trí riêng trên thị trường.
Loyalty marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiết kiệm chi phí, mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững và khuyến khích sự lan truyền thông qua lời khuyên. Đó là lý do tại sao mọi doanh nghiệp, không kể lớn nhỏ hay trong bất kì ngành nghề nào, đều nên xem xét đầu tư vào chương trình loyalty marketing của riêng mình.
Để được tư vấn bài bản nhất về Loyalty Marketing, hãy liên hệ ngay Smart Loyalty – Giải pháp Loyalty Marketing toàn diện cho doanh nghiệp Việt – với đa dạng dịch vụ: từ đào tạo, thiết kế & triển khai chương trình, phần mềm Loyalty…, mang đến:
- Đội ngũ chuyên gia đạt chứng chỉ quốc tế
- Kinh nghiệm từng triển khai thành công các chương trình Loyalty sâu rộng trên quy mô lớn cho các thương hiệu danh tiếng như Vietjet Air, HD Bank, Vietravel, SHB
- Các dịch vụ đào tạo Loyalty chuyên nghiệp
Tham khảo ngay tại: https://smartloyalty.vn/dich-vu/