“Loyalty Card” – Bí mật đằng sau sự thành công của nhiều doanh nghiệp hàng đầu. Đừng bỏ lỡ 7 lợi ích mà thẻ thành viên mang lại từ việc tăng doanh số, thu hút khách hàng mới, đến việc nắm bắt thói quen mua sắm của khách hàng. Tìm hiểu ngay!
1. Loyalty card là gì?

Loyalty Card còn được biết đến như thẻ thành viên hoặc thẻ khách hàng thân thiết, thẻ tích điểm,… là một công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích khách hàng mua sắm thường xuyên và tạo sự trung thành đối với thương hiệu.
Cơ chế hoạt động của Loyalty Card thường dựa trên mô hình tích điểm – mỗi lần khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, họ sẽ nhận được một số điểm nhất định được ghi vào thẻ. Các điểm này sau đó có thể được sử dụng để đổi lấy quà tặng, giảm giá hoặc các ưu đãi khác từ doanh nghiệp
2. Lợi ích của Loyalty Card với doanh nghiệp

“Giữ chân” khách hàng
Loyalty Card là cầu nối giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng. Bởi khi dùng thẻ, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích đặc biệt (như giảm giá, phần quà…) Để tận dụng những lợi ích này của thẻ, khách hàng sẽ muốn quay lại mua hàng tại doanh nghiệp.
Đồng thời, càng mua hàng, thẻ thành viên sẽ càng được nâng hạng giúp khách hàng có nhiều quyền lợi hơn. Vì vậy, họ sẽ có động lực mua sắm nhiều hơn tại doanh nghiệp và gắn bó với thương hiệu của doanh nghiệp đó hơn.
Bùng nổ doanh số
Các chương trình Loyalty Card giúp doanh nghiệp đưa ra những ưu đãi đặc biệt thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn, đó là cơ sở cho sự bùng nổ doanh số.
- Khi khách hàng sử dụng thẻ tích điểm, họ được hưởng các ưu đãi, giảm giá, quà tặng,… sau mỗi lần mua hàng. Phần thưởng này khuyến khích khách hàng quay lại cửa hàng hoặc sử dụng dịch vụ để tích lũy điểm và nhận những lợi ích hấp dẫn.
- Đồng thời, khi khách hàng thực hiện mua hàng để tích điểm, họ thường sẽ tìm cách tăng giá trị đơn hàng của mình để nhận nhiều điểm hơn. Điều này có thể thúc đẩy họ mua thêm sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng doanh số bán hàng trong mỗi giao dịch.
Ngoài ra, khách hàng sử dụng Loyalty Card của một thương hiệu cụ thể thường có xu hướng tiếp tục sử dụng thẻ này thay vì chuyển sang đối thủ. Điều này giúp giữ chân khách hàng và giảm thiểu việc mất đi doanh số bán hàng đến từ đối thủ cạnh tranh.
Theo một nghiên cứu của Deloite, 60% người tiêu dùng từ 18-24 tuổi cho biết họ thích các chương trình loyalty dựa trên điểm số, với 20% cho biết họ sẽ ngừng mua sắm từ một số thương hiệu nếu chương trình loyalty của họ kết thúc
Nâng cao nhận thức về sản phẩm cho khách hàng
Loyalty Card thường kèm theo các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá đặc biệt dành cho những khách hàng trung thành. Đây là điều kiện cho khách hàng tiếp xúc và sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn, từ đó hiểu rõ hơn về chất lượng và đặc điểm của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Loyalty Card cũng cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu về hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó có thể cá nhân hóa các giao dịch. Việc này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng của khách hàng, mà còn giúp họ nhận ra giá trị đặc biệt của sản phẩm dựa trên nhu cầu cá nhân của họ.
Ngoài ra, Loyalty Card cũng có thể kết hợp với các kênh truyền thông khác để cung cấp thông tin về sản phẩm. Ví dụ, thông qua email marketing hoặc tin nhắn SMS, doanh nghiệp có thể gửi thông tin về các sản phẩm mới, các khuyến mãi hoặc thông tin hữu ích về sản phẩm đến cho khách hàng sử dụng thẻ
Thấu hiểu khách hàng hơn

Bằng việc triển khai các chương trình Loyalty Card, doanh nghiệp có thể theo dõi và hiểu rõ hơn về thói quen mua sắm của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh các chương trình khuyến mãi sao cho chúng phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp của bạn đang hướng đến.
Khách hàng trở thành những “Đại sứ thương hiệu”
Khách hàng sẽ giúp bạn truyền tải thông tin về các chương trình giảm giá, trúng thưởng và cơ hội độc quyền mà thẻ thành viên mang lại. Bằng cách này, họ sẽ đưa ra lời khuyên tích cực cho người thân, bạn bè tham gia cộng đồng mua sắm mà họ đã tham gia.
Ngoài ra, cung cấp những ưu đãi dành riêng cho khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới là một cách làm rất thông minh để mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp.
Tối ưu hóa chi phí quảng cáo
Thẻ thành viên không chỉ là công cụ tạo động lực cho khách hàng mua sắm, mà còn là một hình thức quảng cáo hiệu quả. Mỗi lần khách hàng nhìn thấy thẻ thành viên hoặc đưa nó “khoe” với người khác chính là một lần thương hiệu của bạn được “hiển thị” mà không phải chi thêm chi phí nào khác.
Trong khi đó, với một lượt hiển thị hình ảnh thương hiệu trên các kênh quảng cáo trả phí đều tiêu tốn của doanh nghiệp những khoản phí không nhỏ.
Kết nối cộng đồng qua thẻ thành viên
Loyalty Card không chỉ là cách giúp khách hàng tiết kiệm chi tiêu, mua sắm thông minh, mà còn giúp tạo ra một mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu. Khi sử dụng thẻ thành viên thân thiết, khách hàng cảm thấy họ là một phần quan trọng và được đánh giá cao.
Chính những điều này tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cùng với đó là việc tạo nên một cộng đồng khách hàng hỗ trợ và trung thành.
Để triển khai chương trình Loyalty Card thành công giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, hãy liên hệ Smart Loyalty – đơn vị cung cấp giải pháp Loyalty toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu về doanh thu, truyền thông và trải nghiệm khách hàng, với đa dạng dịch vụ: từ tư vấn, đào tạo nội bộ cho đến cung cấp nền tảng công nghệ chuyên sâu
3. Các hình thức Loyalty Card

Thẻ Tích Điểm
Đây có lẽ là loại thẻ thành viên phổ biến nhất. Khách hàng sẽ tích lũy điểm qua từng lần mua sắm và sau đó có thể đổi điểm tích lũy này lấy quà tặng hoặc giảm giá.
Ví dụ: Chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Winmart với chương trình tích điểm mua sắm, bằng việc đọc số điện thoại đã đăng ký với Winmart, khách hàng sẽ được giảm giá trực tiếp trong mỗi lần mua hàng. C
Thẻ Giảm Giá
Loại thẻ thành viên này cung cấp cho khách hàng một tỷ lệ giảm giá cố định cho tất cả hoặc một số loại sản phẩm cụ thể. Một lưu ý khi triển khai loại thẻ này là bạn cần tính toán kỹ về chi phí và doanh thu để tránh gây lỗ.
Ví dụ: Chuỗi cửa hàng nhà sách Fahasa áp dụng thẻ thành viên này, giúp khách hàng nhận được mức giảm giá từ 5% đến 10% tùy sản phẩm.
Thẻ Membership
Khách hàng dễ dàng bắt gặp loại thẻ này trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như: cung cấp dịch vụ như trung tâm fitness, spa, trung tâm ngoại ngữ hay rạp chiếu phim, hàng không. Thẻ thành viên gói dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ: 1 tháng, 6 tháng, 1 năm).
Ví dụ: CGV cung cấp thẻ thành viên “CGV Member” cho phép khách hàng tích lũy điểm khi mua vé xem phim và đổi điểm thành vé xem phim miễn phí hoặc các ưu đãi khác.
Thẻ dành cho khách hàng VIP
Loại thẻ thành viên cao cấp, dành cho những khách hàng trung thành nhất với thương hiệu. Khách hàng VIP thường nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt, dịch vụ ưu tiên và sự chăm sóc đặc biệt.
Để đạt được thẻ khách Vip, khách hàng thường sẽ phải đạt đến một lượng mua sắm nhất định. Ngoài ra, thẻ khách hàng Vip cũng có thể được phân làm nhiều cấp bậc nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn để được nâng cấp thẻ.
VD: Chương trình “Golden Lotus Plus” của hãng hàng không Vietnam Airlines. Khách hàng sở hữu thẻ VIP Golden Lotus Plus sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như: làm thủ tục ở quầy riêng, vào phòng chờ thương gia, phòng chờ hàng không ưu tiên, quyền mang thêm hành lý miễn cước, nâng hạng ghế và nhiều dịch vụ hỗ trợ ưu tiên khác.
Thẻ Liên Kết
Loại thẻ dành cho khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ từ nhiều doanh nghiệp trong cùng hệ thống hoặc đối tác. Họ có thể hưởng lợi từ ưu đãi của cả hai phía.
Ưu điểm của loại thẻ này là cung cấp cho khách hàng nhiều phần thưởng đa dạng hơn, từ đó tăng tính hấp dẫn với khách hàng.
Ví dụ: Chương trình thẻ thành viên GrabRewards. Thẻ GrabRewards cho phép khách hàng tích điểm mỗi khi sử dụng dịch vụ của Grab và sau đó có thể đổi điểm tích lũy để nhận các ưu đãi đặc biệt từ các đối tác của Grab như nhà hàng, cửa hàng, điểm thưởng từ các thương hiệu đối tác.
4. Xu hướng triển khai Loyalty Card hiện nay

Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội và ứng dụng số vào tất cả lĩnh vực đời sống, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang triển khai các chương trình Loyalty Card theo hướng số hóa. Hiểu đơn giản là chuyển dịch từ thẻ thành viên vật lý sang thẻ thành viên số, giúp khách hàng có thể dễ dàng theo dõi số điểm của mình thông qua ứng dụng di động, website của doanh nghiệp.
Ví dụ: Sàn thương mại điện tử Shopee với chương trình thẻ thành viên trực tuyến ngay trên app mua sắm, bằng cách này khách hàng dễ dàng trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tiết kiệm thời gian, đồng thời nhanh chóng theo dõi hạng thẻ thành viên, các ưu đãi theo từng hạng thẻ.
Với sự phát triển không ngừng, Loyalty Card đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng và triển khai một chương trình Loyalty Card tốt, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và tạo sự phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
5. Phần mềm quản lý Loyalty Card
Để triển khai các chương trình thẻ Loyalty Card một cách hiệu quả, đặc biệt là trên quy mô lớn, doanh nghiệp nên xây dựng một nền tảng công nghệ phù hợp, đáp ứng được các yếu tố về quản lý dữ liệu khách hàng, giao diện thân thiện, cung cấp được báo cáo chi tiết…
- Hệ thống báo cáo chuyên sâu, chi tiết, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ và hiệu quả chương trình, dự báo xu hướng và kịp thời đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
- Cơ sở dữ liệu lớn về nhân khẩu học, hành vi, sở thích, lối sống… của từng hội viên. Từ đó doanh nghiệp có thể cá nhân hoá trải nghiệm cho từng khách hàng, từ việc truyền thông trúng đích cho đến tương tác hiệu quả, giúp tăng cường mối liên kết với khách hàng.
- Có khả năng tùy chỉnh tính năng linh hoạt theo từng lĩnh vực ngành nghề và quy mô doanh nghiệp khác nhau, cung cấp đầy đủ cả phiên bản điện toán đám mây và bản cài đặt máy chủ.
