Ngoài việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, các doanh nghiệp cũng cần giữ chân khách hàng cũ. Chương trình khách hàng thân thiết là bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng cũ của họ. Mô hình tích điểm khách hàng chính là mô hình phổ biến nhất của chương trình khách hàng thân thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm thẻ tích điểm cho khách hàng.
1. Thẻ tích điểm là gì?
Thẻ tích điểm là một công cụ thương mại được sử dụng bởi các doanh nghiệp để thúc đẩy sự trung thành của khách hàng. Khi khách hàng mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ, họ sẽ nhận được điểm tích lũy trên thẻ của mình, thường được tính dựa trên giá trị mua hàng.
Điểm này sau đó có thể được sử dụng để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc ưu đãi khác từ doanh nghiệp. Điều này giúp tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp, tăng cường tần suất mua hàng và khả năng giới thiệu cho người khác.

Ngoài ra, thẻ tích điểm còn giúp các doanh nghiệp nắm bắt được hành vi và sở thích của khách hàng thông qua việc theo dõi số điểm họ tích lũy và cách họ sử dụng chúng. Điều này cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi và dịch vụ, đồng thời cũng cung cấp cho họ thông tin quý giá để cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
Qua đó, thẻ tích điểm không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, mà còn góp phần vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Các hình thức tích điểm
Có nhiều hình thức tích điểm phụ thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức tích điểm phổ biến mà doanh nghiệp thường áp dụng trong các chương trình thẻ tích điểm:
2.1. Tích điểm dựa trên số tiền chi tiêu
Đây là hình thức tích điểm đơn giản và phổ biến nhất, trong đó khách hàng tích điểm dựa trên số tiền mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Thông thường, mỗi đơn vị tiền tệ . Ví dụ: 100.000đ tương đương với 1 điểm.
2.2. Tích điểm dựa trên số lượng sản phẩm/dịch vụ
Trong hình thức này, khách hàng tích điểm dựa trên số lượng sản phẩm mua hoặc số lần sử dụng dịch vụ. Ví dụ, mua 5 sản phẩm sẽ tích điểm gấp đôi so với mua 3 sản phẩm.

2.3. Tích điểm dựa trên thời gian hoặc tần suất sử dụng
Hình thức này tích điểm dựa trên thời gian hoặc tần suất sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng. Ví dụ, khách hàng được tích điểm cao hơn nếu sử dụng dịch vụ thường xuyên.
2.4. Tích điểm dựa trên mức độ trung thành
Hình thức này khuyến khích khách hàng trung thành bằng cách tích điểm dựa trên thời gian khách hàng đã là thành viên hoặc số lượng giao dịch trước đó.
2.5. Tích điểm dựa trên hành vi đặc biệt
Trong hình thức này, khách hàng có thể tích điểm từ các hành vi đặc biệt hoặc hoạt động khác ngoài việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Ví dụ, khách hàng được tích điểm khi tham gia khảo sát, chia sẻ trên mạng xã hội, giới thiệu bạn bè….
Các hình thức tích điểm có thể được kết hợp hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp. Quan trọng nhất là đảm bảo rằng chương trình tích điểm mang lại giá trị và lợi ích cho khách hàng, từ đó thúc đẩy sự trung thành và tăng cường quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu phiếu tích điểm đẹp theo từng ngành nghề
3. Quy trình làm thẻ tích điểm
Việc tạo một thẻ tích điểm cho khách hàng của bạn cần phải trải qua một quy trình bao gồm các bước sau:
3.1 Xác định mục tiêu của chương trình tích điểm
Trước hết, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chương trình thẻ tích điểm. Đó có thể là xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tăng doanh số bán hàng, thu thập thông tin khách hàng…. Mục tiêu của chương trình tích điểm có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh và chiến lược tiếp thị cụ thể của bạn. Quan trọng nhất là mục tiêu phải được định rõ và có khả năng đo lường để bạn có thể đánh giá sự thành công của chương trình một cách hiệu quả
Sau đây là một vài gợi ý của Smart Loyalty để bạn thiết lập mục tiêu và chỉ số đo lường phù hợp cho chương trình tích điểm của mình:
- Với mục tiêu tạo lòng trung thành của khách hàng
- KPIs: Tăng số lượng khách hàng tham gia chương trình tích điểm, tăng số lần giao dịch từ mỗi khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ điểm thành quà thưởng
- Với mục Tiêu Tăng Doanh Số Bán Hàng
- KPIs: Tăng tỷ lệ giỏ hàng trung bình, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ giao dịch thành viên tham gia chương trình, tăng tổng doanh số bán hàng
- Mục Tiêu Tăng Số Lượt Khách Hàng Ghé Thăm Cửa Hàng
- KPIs: Tăng số lượt ghé thăm cửa hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách thăm cửa hàng thành khách hàng mua sắm thường xuyên.
3.2. Lập kế hoạch chi tiết
Từ định hướng chung, bạn cần lên kế hoạch các bước chi tiết để tổ chức chương trình như: Đối tượng khách hàng mục tiêu; Quy định hình thức tích điểm, giá trị điểm; Các phần quà dành cho khách hàng; Cách đổi quà;…
Trong đó, các thông tin liên quan đến phần thẻ tích điểm cần xác định rõ là:
- Thông điểm điểm in trên thẻ tích điểm
- Các Thông tin thể hiện trên thẻ
- Số lượng thẻ cần in
- Chi phí (bạn nên khảo sát giá ở 2-3 nhà in để tìm được mức giá tốt nhất)
- Thời gian triển khai
Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn về việc lập kế hoạch cho chương trình tích điểm tại bài viết: Tích điểm đổi quà- Lưu ý để triển khai thành công
3.3 Thiết kế thẻ tích điểm
Một Thẻ tích điểm hấp dẫn, thể hiện tốt nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ ghi nhớ và sử dụng. Thẻ tích điểm cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Thể hiện đúng nhận diện thương hiệu
- Đầy đủ thông tin như số điểm khách hàng đã tích, số điểm khách đã sử dụng…
- Để thuận tiện cho việc quản lý và liên hệ với khách hàng, cần xác định các trường thông tin trên thẻ như tên khách hàng, số điện thoại, email và số thẻ tích điểm.
Sau khi thiết kế xong, bạn cần in thẻ tích điểm. Bạn có thể tham khảo các lưu ý chuyên sâu về vấn đề thiết kế và in ấn thẻ tích điểm ở phần 4 của bài viết này.
3.6 Quản lý và theo dõi chương trình tích điểm
Sau cùng, bạn cần phải quản lý và theo dõi chương trình tích điểm của mình để đảm bảo rằng hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc theo dõi số lượng khách hàng tham gia, số điểm đã được tích lũy và đã được sử dụng, so sánh với hiệu quả tổng thể của chương trình.
Bạn có thể khảo sát nhanh các KH để xem thẻ tích điểm đã được thiết kế hợp lý chưa, từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.
4. Chi tiết cách làm thẻ tích điểm cho khách hàng
4.1. Kích thước, hình dáng
Kích thước tiêu chuẩn của thẻ tích điểm thường là kích thước của thẻ tín dụng (85.60 x 53.98 mm) – hình chữ nhật ngang. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn những hình dáng và kích thước khác nhau phù hợp với thương hiệu của mình.
4.2. Thông tin
Thẻ tích điểm nên chứa các thông tin sau:
- Tên của doanh nghiệp, logo
- Thông tin về chương trình tích điểm (tên chương trình, thời hạn, giải thích ngắn gọn về thể lệ chương trình)
- Thông tin cá nhân của khách hàng: tên, số điện thoại, email
- Thông tin về số lần tích tích điểm của khách hàng
- Thông tin liên hệ của doanh nghiệp.
Nếu có khả năng, bạn cũng nên bao gồm một mã số hoặc mã vạch để dễ dàng theo dõi và quản lý.
4.3. Thiết kế (style, font chữ, màu sắc)
Khi chọn màu sắc, font chữ và phong cách cho thẻ tích điểm, bạn cần lưu ý rằng chúng cần phải phù hợp với thương hiệu của bạn và hấp dẫn đối với khách hàng. Dưới đây là những lưu ý cụ thể:
- Phù hợp với Thương Hiệu: Màu sắc, font chữ và phong cách của thẻ tích điểm cần thống nhất với nhận diện thương hiệu của bạn. Điều này giúp đảm bảo sự nhất quán của thương hiệu và tăng cường độ nhận biết thương hiệu.
- Dễ đọc:
- Cần đảm bảo độ tương phản đủ giữa màu nền và màu chữ để thông tin trên thẻ rõ ràng và dễ nhìn. Ví dụ, sử dụng màu sáng cho nền và màu tối tương phản cho chữ.
- Chọn font chữ rõ ràng và dễ đọc. Tránh sử dụng các font quá phức tạp hoặc quá nhỏ, đặc biệt là cho các thông tin quan trọng như số điểm hoặc quà thưởng
- Giới Hạn Số Lượng Màu: Hạn chế số lượng màu sắc trên thẻ để tránh làm cho thẻ trở nên quá nhiều màu và phức tạp. Một màu chính và 1-2 màu hỗ trợ là vừa đủ
4.4. In ấn (chất liệu)
- Chất liệu: Thẻ tích điểm thường được in trên giấy cứng hoặc nhựa. Chất liệu nhựa sẽ bền hơn nhưng có thể tốn kém hơn.
- Chất lượng in: Bạn nên lựa chọn nhà in chuyên nghiệp bởi lẽ, nếu chất lượng máy in kém thì sẽ không đảm bảo màu in ra giống với thiết kế ban đầu của bạn, làm giảm tính thẩm mỹ của thẻ.
Trong thời đại số hóa, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các hệ thống tích điểm số hóa, thẻ tích điểm được thay thế bằng ứng dụng di động hoặc thông qua trang web của doanh nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thay cho thẻ tích điểm truyền thống.
5. Một số loại thẻ tích điểm đẹp
Đây là những mẫu thẻ đơn giản với thông tin cơ bản như tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ và số thẻ tích điểm, nhưng bắt mắt và phù hợp với nhiều ngành nghề.
Để triển khai các chương trình thẻ tích điểm một cách hiệu quả, đặc biệt là trên quy mô lớn, doanh nghiệp nên xây dựng một nền tảng công nghệ phù hợp, đáp ứng được các yếu tố về quản lý dữ liệu khách hàng, giao diện thân thiện, cung cấp được báo cáo chi tiết…
- Hệ thống báo cáo chuyên sâu, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ và hiệu quả chương trình
- Cơ sở dữ liệu lớn về nhân khẩu học, hành vi, sở thích, lối sống… của từng hội viên. Từ đó doanh nghiệp có thể cá nhân hoá trải nghiệm cho từng khách hàng
- Có khả năng tùy chỉnh tính năng linh hoạt theo từng lĩnh vực ngành nghề và quy mô doanh nghiệp khác nhau.
Tìm hiểu thêm về phần mềm Smart Loyalty tại đây